- Trang chủ
- Tầm Tần Ký
- Chương 130
Tác giả: Huỳnh Dị
Từ một thái tử mà trở thành đấng quân vương, những giai đoạn khác nhau thì có những nỗi khổ khác nhau, nếu có thể thống nhất thiên hạ như ước mơ của hữu thừa tướng, nỗi ưu phiền này Hạng Thiếu Long, Ðàng Dực, Kinh Tuấn sau khi tìm hiểu đô ky quân thì cũng biết được kết cấu của quân này, vì thế bắt tay vào chỉnh đốn cải cách.
Nhân số của đô ky quân khoảng một vạn, chia thành năm quân, mỗi quân hai ngàn người, đều là những quân tinh nhuệ giỏi về xạ ky, chỉ thua cấm vệ quân chịu trách nhiệm bảo vệ cho cấm cung của Tần vương, đại đa số là hậu duệ của hoàng thất, thân thế trong sạch, nên ai nấy đều lấy làm vinh dự vì được trở thành đô ky quân.
Lúc bình thường thì đô ky đóng ở bốn ngôi thành nhỏ ở phía ngoài thành Hàm Ðan, phụ trách việc tuần tra ở ngoài thành.
Chuyện trong thành đều do đô vệ quân xử lý, công việc phân chia rất rõ ràng.
Nhưng khi có chuyện xảy ra đô vệ thống lĩnh sẽ chịu sự điều phối của đô ky thống lĩnh, cho nên hai bộ phận này đô ky là chính, đô vệ là phó. Cứ mỗi ba tháng thì cùng nhau thao luyện để có thể phối hợp ăn khớp với nhau.
Đô vệ thống lĩnh mỗi tháng phải báo cáo mọi việc cho đô ky thống lĩnh, rồi đô ky thống lĩnh sẽ trực tiếp báo cáo cho vua Tần.
Có thể thấy đô ky thống lĩnh tương đương với thành thủ, phải do vua Tần chỉ điểm, chọn lựa người đáng tin cậy nhất.
Ðối với Chu Cơ và tiểu Bàn mà nói, không ai có thể lý tưởng hơn Hạng Thiếu Long.
Chả trách gì mặc dù Lã Bất Vi có cật lực phản đối cũng vô hiệu, nên chỉ đành vớt vát bằng cách trao cho Quản Trung Tà làm đô vệ thống lĩnh.
Cả ba bộ phận cấm vệ, đô ky, đô vệ là xương sống của việc phòng vệ hoàng thành.
Sáng hôm ấy, ở quảng trường trước cung điện chính, nghi thức phong nhậm được tiến hành.
An Cốc Hề thống lĩnh cấm vệ quân được phong là tướng, phụ trách quân vụ của Hàm Cốc quan, Hồ Lao quan và Hào Tái quan, quyền lực và địa vị đều có tăng chứ không giảm nên An Cốc Hề không hề có cảm giác buồn bã.
Chức vụ của gã được trao cho hai anh em hoàng tộc trẻ tuổi là Xương Bình quân Doanh Hầu và Xương Văn quân Doanh Việt, thống lĩnh ky binh, chiến xa và bộ binh, chức thống lĩnh này từ một đã chia làm hai, trở thành cấm ky tướng và cấm vệ tướng.
Chức thống lĩnh cấm quân này do người của hoàng tộc đảm nhiệm, đó là truyền thống của nước Tần, Lã Bất Vi không thể can thiệp vào chuyện này.
Quản Trung Tà được phong làm đô vệ thống lĩnh, dùng tâm phúc của Lã Bất Vi là Lã Hùng làm phó tướng.
Đô vệ quân tuy nằm dưới đô ky quân, nhưng quả thật phụ trách việc phòng vệ trong thành và trị an, cũng giống nhu một tập thể hỗn hợp giữa quân đội và cảnh sát của thời hiện đại. Nước Tần vì người dân vẫn còn hung hãn nên chức vị này cũng không dễ làm.
Lần đầu tiên Hạng Thiếu Long gặp tên Quản Trung Tà này.
Quả như lời Đồ Tiên nói, y cao hơn Hạng Thiếu Long đôi chút, không tuấn tú như sư đệ của y là Liên Tấn, nhưng mặt mũi thô kệch, người vạm vỡ, eo thon chân dài, trông rất đàn ông, tuổi khoảng ba mươi.
Ðôi chân mày của y sắc như kiếm, mũi cao mắt sâu, đôi mắt sáng quắc, khi bước lên đài nhận chiếu thư và quân phù trông rất ung dung, như hổ chạy rồng bay, những kẻ không vừa lòng y ngồi lên chức này trong giới quân sự cũng bị chấn động bởi khí thế và uy phong đại tướng của y, khó trách y có thể nổi bật trong đám thực khách của tướng phủ, trở thành một trong những kẻ Lã Bất Vi coi trọng nhất.
Kinh Tuấn chỉ những người bên cạnh Lã Bất Vi cho Hạng Ðằng, nói, "Kẻ mặc y phục màu vàng chính là Mạc Ngạo, hai tên võ sĩ phía sau y là Lỗ Tàn và Châu Tử Hoàn."
Hạng Ðằng nghe xong thì nhìn qua.
Mạc Ngao ấy người cao lêu nghêu, bộ mặt dài như mặt ngựa, da mặt hơi tái xanh trông có vẻ không khỏe lắm, tuổi khoảng ba mươi lăm ba mươi sáu, dưới cằm là hàm râu theo kiểu sơn dương, trông rất thư sinh, đôi mắt lim dim, có vẻ âm trầm khó đoán.
Hạng Thiếu Long ghé vào tai Ðằng Dực nói, "Nếu không giết người này, sớm muộn chúng ta sẽ bị hại trong tay y."
Ðằng Dực gật đầu, tỏ vẻ đồng ý.
Còn hai tên Lỗ Tàn và Châu Tử Hoàn một cao một thấp, đều là những kẻ trông rất vạm vỡ, vẻ ngoài trông lạnh lùng, chỉ nhìn bề ngoài thôi cũng đã biết đó là những kiếm thủ đáng gờm.
Sứ tiết nước ngoài như Ðiền Ðan không thấy xuất hiện, bởi vì đây là chuyện nhà của người Tần, lại liên quan đến chuyện phòng vệ hoàng thành nên đã không mời người ngoài tham dự.
Tiểu Bàn vốn là quý tộc nước Triệu, lớn lên trong chốn cung đình, sau khi đến nước Tần được hai năm, mỗi ngày đều được huấn luyện, nên trông lớn hơn tuổi tác của mình nhiều, dù trong không khí trang nghiêm, mọi người đều nhìn vào, nhưng vẫn ung dung tự Nhiên, khiến cho các đại thần đều gật đầu khen ngợi.
Lã Bất Vi xem ra rất mãn nguyện vì đứa con này, đã cảm thấy mình đã không bỏ phí công.
Lễ xong thì quần thần đều ra về, nhưng bọn An Cốc Hề, Xương Bình, Xương Văn, Quản Trung Tà, Hạng Thiếu Long đều được giữ lại dự yến với thái hậu và bị quân.
Những người như Lã Bất Vi và Từ Tiên, Lộc Công, Vương Hột, Ðỗ Bích, Mông Ngao, Thái Trạch, tả giám hầu Vương Quan, hữu giám hầu Giả Công Thành cũng được mời.
Buổi tiệc được diễn ra trong nội đình.
Nhân lúc thái hậu và bị quân vào hậu cung thay y phục, mọi người đều tập trung trong nội đình chúc mừng lẫn nhau.
An Cốc Hề kéo Xương Văn quân và Xương Bình quân giới thiệu cho Hạng Thiếu Long quen biết.
Hai anh em nhà này vẻ ngoài trông cũng tuấn tú, tuổi khoảng hai mươi, mặt vuông tai lớn, người cao lớn uy võ, đem lại cho người ta có cảm giác tinh minh nhưng không phải xảo trá.
Có lẽ cũng nhờ An Cốc Hề nên hai người này cũng tỏ ra thân thiện với Hạng Thiếu Long lắm.
Sau mấy lời khách khí, Xương Bình quân Doanh Hầu nói, "Võ công của Hạng đại nhân quả thật cao cường, ngay cả Vương Tiễn cũng không thắng nổi ngài, sau cuộc tỷ thí ấy lại còn khen ngợi nhân phẩm kiếm thuật của ngài nữa, tại hạ mong có một dịp mời đại nhân đến hàn xá đàm đạo, tiện thể huấn luyện cho muội tử ngang ngạnh của chúng tôi, ngày ấy ả đã đánh cược ngài thua Vương Tiễn, cả nhìn cũng không thèm nữa."
Xương Văn quân cười nói, "Nhớ rằng hãy mang theo Kỷ tài nữ để chúng tôi mở rộng tầm mắt, nhưng hãy nhớ rằng phải giữ bí mật, nếu không nam nhân ở Hàm Dương sẽ kéo đến phủ chúng tôi, khiến cho cây kim chui qua cũng chẳng lọt.
An Cốc Hề nói, "Hạng đại nhân hãy cẩn thận Doanh Doanh tiểu thư, ngàn vạn lần đừng khinh địch, tại hạ đã có lần suýt thua dưới kiếm của nàng. Doanh Doanh tiểu thư đã sắp đến mười tám tuổi nhưng vẫn chưa chịu gả cho kẻ khác, khiến cho các vị công tử ở Hàm Dương đều khổ sở chờ đợi."
Rồi hạ giọng nói, "ở Hàm Dương này ngoài quả phụ Cầm Thanh, có thể nói nàng là người đẹp nhất."
Hạng Thiếu Long nghe mà lo lắng, thầm nghĩ nếu là như thế, gã không thể nào đến phủ Xương Bình quân được, để tránh vương sơi dây tình.
Trong thời khắc lúc nào cũng lo lắng, làm sao có lòng dạ trêu hoa ghẹo cỏ.
Ðang lúc nói chuyện thì Lã Bất Vi dắt theo Quản Trung Tà đi về hướng họ, từ xa đã cười khà khà nói, "Trung Tà! Ðể ta dẫn kiến cho ngươi các vị huynh đệ đồng liêu."
Bọn ba người An Cốc Hề đều thoáng qua ánh mắt không vui rồi mới thi lễ tương kiến.
Lã Bất Vi dẫn kiến Quản Trung Tà cho mọi người, Quản Trung Tà thì mỉm cười thân thiết, nhưng chỉ là khi nhìn Hạng Thiếu Long thì trong mắt thoáng qua tia sát cơ.
Hạng Thiếu Long bị tia nhìn lợi hại của y làm cho giật mình.
Hai người này trên thực tế đã giao thủ với nhau nhưng vẫn tỏ vẻ lần đầu tiên gặp nhau.
Lã Bất Vi vẫn đối với Hạng Thiếu Long như trước, nói, "Có dịp bổn tướng sẽ mời các vị đến tướng phủ say sưa một bữa, gần đây ngự Yên có tặng cho một đám ca cơ, đều là những tinh phẩm hiếm có, đều là những xử nữ, nếu thấy vừa mắt thì có thể chọn đem về, khi rảnh rỗi có thể nghe bọn chúng đàn hát nhảy múa."
Huynh đệ Xương Bình quân nhất thời động lòng vội vàng đáp tạ.
Ngược lại An Cốc Hề vẫn kiên định từ chối, "ý tốt của Lã tướng, mạt tướng xin nhận lãnh, ngày mốt mạt tướng còn phải ra biên cương."
Quản Trung Tà chen vào nói, "Vậy thì hãy nhân đêm nay An tướng quân vẫn còn ở Hàm Dương, mọi người tề tựu lại, tiện thể làm tiệc tiễn hành cho An tướng quân."
Chỉ nghe y có thể lên tiếng trong trường hợp này, có thể thấy thân phận và địa vị của y trước mặt Lã Bất Vi.
An Cốc Hề không thể nào từ chối nữa nên đành chấp nhận.
Lã Bất Vi quay sang Hạng Thiếu Long nói, "Thiếu Long nhất định cũng phải đến."
Hạng Thiếu Long đành chỉ gật đầu.
Trong lúc Quản Trung Tà và bọn Xương Bình quân đang nói chuyện, Lã Bất Vi kéo Hạng Thiếu Long qua một bên, hạ giọng nói, "Gần đây có lời đồn rằng ta và ngươi bằng mặt mà không bằng lòng, ngươi có biết chuyện này không?"
Hạng Thiếu Long mắng thầm trong bụng, nhưng mặt thì tỏ vẻ ngạc nhiên, nói, "Có chuyện này sao, tiểu nhân thì chẳng nghe thấy gì cả."
Lã Bất Vi nhường mày nói, "Thiếu Long không cần phải giấu ta, từ lúc đi sứ quay về, ta cảm thấy thái độ của Thiếu Long đối với ta đã khác, ta đã hỏi huynh đệ Mông Võ, mới biết được ngươi hiểu lầm Lã Hùng ngầm cấu kết với Dương Tuyền quân, hại Thiên công chúa chết thảm, nhưng sự thực hoàn toàn khác hẳn, kẻ bán đứng ngươi chính là phó tướng của Lã Hùng, Khuất Ðấu Kỳ, cho nên sau chuyện này y sợ tội mà bỏ trốn, không dám quay về Hàm Dương."
Hạng Thiếu Long thầm kêu không xong, gã vốn tưởng rằng Ô Ðình Uy chưa kịp truyền tin giả do Kỷ Yên Nhiên nghĩ ra cho Lã Bất Vi, nào ngờ tên tiểu tử này đã hoàn thành được nhiệm vụ, ngược lại cũng biết rằng nếu tỏ vẻ dễ dàng tin tưởng như vậy sẽ khiến cho Lã Bất Vi hoài nghi, vẫn đăm chiêu mà nói rằng, "Xin Lã tướng hãy tha thứ tiểu nhân lòng ngay dạ thẳng, lúc tiên vương giá băng có người đã mua chuộc gia tướng của tiểu nhân, lừa tiểu nhân ra ngoài thành để phục kích, may mà tiểu nhân đã sớm phát giác nên mới không mắc lừa, chẳng hay Lã tướng có biết chuyện này không?"
Lã Bất Vi nghiêm mặt nói, "Vậy có bắt được tên phản đồ đó không?"
Cái chết của Ô Ðình Uy là bí mật của Ô gia, nên Ô gia tung tin với người ngoài rằng đã phái y đi xa làm việc, cho nên Hạng Thiếu Long đáp bừa rằng, "Chính vì y nói được người của tướng phủ sai khiến, nên chúng tôi đã xử quyết y tại trận, sau đó mấy phen khó khăn mới có thể chuồn về mục trường."
Lã Bất Vi tỏ vẻ chân thành, nói, "Chả trách nào Thiếu Long đã hiểu nhầm ta. Ngươi là thân tín tâm phúc của ta, ta làm sao có thể làm chuyện hại người hại mình như thế. Chuyện này ta sẽ điều tra, ta nghĩ chắc chắn có liên quan đến Ðỗ Bích, y một lòng muốn lập Thành Kiều, tất sẽ mượn chuyện này để phá hoại mối quan hệ giữa thái hậu, thái tử với ta và ngươi."
Hạng Thiếu Long lập tức biết rõ kẻ mà y muốn đối phó tiếp theo là Ðỗ Bích và Thành Kiều, xem ra y có thể để cho gã tạm thời yên ổn, giả vờ bàng hoàng nói, "Tiểu nhân không hề nghĩ chuyện này xa xôi đến thế."
Lúc ấy có tiếng chuông vang lên, thời gian nhập tiệc đã đến.
Lã Bất Vi vội vàng nói, "Giờ đây sau cơn mưa trời đã sáng, Thiếu Long và Trung Tà hãy quản tốt chuyện hoàng thành, đừng phụ lòng ta đối với ngươi."
Hạng Thiếu Long bề ngoài vâng dạ, nhưng trong lòng đã mắng đến mười tám đời tổ tông của y.
Buổi tiệc diễn ra rất vui vẻ.
Tên Quản Trung Tà ấy nói năng rất trơn tru, lợi hại nhất là khen người ta mà làm cho người ta không hề biết.
Bọn Lộc Công cũng cảm thấy kẻ này cũng tốt, chỉ là đi theo nhầm Lã Bất Vi mà thôi.
Còn Chu Cơ thì tỏ ra rất già dặn, khiến ai nấy đều vui lòng.
Lúc này Hạng Thiếu Long mới dần dần nhận ra tả giám hầu Vương Quan và hữu giám hầu Giả Công Thành có xuhướng đi theo Lã Bất Vi, trở thành người cùng phe với y.
Ðương nhiên chuyện này chỉ xảy ra khi Lã Bất Vi được thế, nếu Lã Bất Vi ngã ngựa những người này có lẽ cũng chỉ cười thầm trong bụng.
Mông Ngao tuy bại trận, nhưng cũng nhờ y và Vương Hột nước Tần mới được mở rộng về phía đông, có thêm ba quận Tam Xuyên, Thái Nguyên, Thượng Ðảng, lập nên được cơ sở để tiến về phía đông, cho nên cũng gây được thanh thế trong giới quân sự, còn Lã Bất Vi vì đã đề bạt y nên đương nhiên địa vị cũng được củng cố hơn.
Vả lại thua cho liên quân năm nước do Tín lăng quân cầm đầu, điều đó có thể nói là không có tội, nếu là bất cứ ai thì cũng đến nước đó mà thôi.
Trong tây Tần tam hổ, Vương Hột vì bị Lã Bất Vi lôi kéo nên quan hệ của y cũng được cải thiện, nhưng thái độ đối với Hạng Thiếu Long của y thì không thân thiện như Lộc Công và Từ Tiên.
Chỉ có Ðỗ Bích vẫn ở thế đối đầu với Lã Bất Vi, đối với bị quân và thái hậu cũng chẳng chịu cúi mình. Nhưng y là trọng thần trong giới quân sự nên Lã Bất Vi nhất thời cũng không thể làm gì y được.
Lúc bấy giờ Thái Trạch khúm núm nói, "Từ khi Lã tướng chủ trì việc triều chính, đại Tần ta đã được tăng thêm ba quận, ngoài mười quận vốn có là Ba, Thục, Hán Trung, Thượng, Bắc Ðịa, Hà Ðông, Long Tây, Nam, Tiệp Trung, Nam Dương, lại tăng thêm ba quận Thái Nguyên, Thượng Ðảng, Tam Xuyên, cả thảy là mười ba quận, là điều mà trước giờ Ðại Tần ta chưa xuất hiện. Nhân khẩu trong cả nước đạt đến một ngàn hai trăm vạn, binh sĩ hơn trăm vạn người, xe hơn ngàn cỗ, chiến mã được vạn thớt. Còn các nước ở phía đông, thế nước ngày càng giảm, mạnh yếu đã rõ."
Lời này đương nhiên là khen ngợi Lã Bất Vi.
Lã Bất Vi nghe mà nở nụ cười tươi như hoa, bề ngoài thì nói mấy câu khiêm nhường, quy công lao cho tiên vương và tiểu Bàn, nhưng trong lòng quả thực vui vì điều này.
Những người khác thì im lặng không nói gì được.
Ðại tướng quân Ðỗ Bích nhíu mày, hướng về phía tiểu Bàn đang ngồi cùng với Chu Cơ phía trên đài cao, nói, "Ðại Tần ta thanh thế như mặt trời giữa ngọ, không biết bị quân có đại kế gì?"
Lời ấy vừa nói ra, ai ai cũng nhíu mày.
Vấn đề không phải tiểu Bàn là một đứa trẻ mười ba tuổi.
Phải biết rằng là một bị quân, từ nhỏ đã có người dạy cho thuật trị nước nhưng vấn đề là tiểu Bàn lớn lên trong một gia đình bình thường, đến Hàm Dương chưa đầy hai năm đã ngồi lên vương tọa, như thế thì làm sao có thể cho một đáp án khiến ai cũng thỏa mãn?
RÕ ràng Ðỗ Bích không coi y ra gì, có ý làm khó y.
Thật bất ngờ, tiểu Bàn vẫn mỉm cười, ung dung nói với giọng vẫn còn trẻ con, "Nếu luận về thanh uy, không ai qua Tần Mục công của chúng ta, còn những kẻ không thể thống nhất thiên hạ, là vì đức vẫn chưa đủ, chư hầu vẫn còn đông Nhưng từ thời Hiếu công, các nước tương tranh, còn Ðại Tần ta thì được nghỉ ngơi nên ngày càng mạnh lên, đó chính là thế địch yếu ta mạnh, cho nên giờ đây là cơ hội ngàn năm một thuở, nếu để cho các nước phía đông giành được lại thế, hoặc cùng nhau hợp tung, dù cho hoàng đế sống dậy cũng đừng hòng mà thôn tính được sáu nước."
Mọi người nghe há hốc cả mồm, không ngờ một đứa trẻ như vậy mà có hiểu biết đến thế.
Chỉ có Hạng Thiếu Long biết đây là ý kiến của Lã Bất Vi, nhưng tiểu Bàn có thể tiêu hóa được, nói ra một cách nhanh nhạy, quả thực cũng là hiếm có.
Ðỗ Bích cứng họng, đứng lặng nhìn tiểu Bàn.
Nhờ những lời ấy, quần thần không còn coi thường tiểu Bàn nữa.
Lã Bất Vi cười khà khà nói, "Cao kiến của bị quân, cũng không phí công lão phu đã viết Lã Thị Xuân Thu, hãy nhớ rằng đạo giành lấy thắng lợi là phải tự cường mãi không thôi, phải lấy nhân nghĩa trị quốc."
Y không những giành hết công lao về phần mình mà còn tỏ ra là một người cha hiền đang dạy dỗ con mình, khiến ai nấy cũng bực dọc.
Chu Cơ cười nói, "Chính nhi vẫn còn nhỏ tuổi, phải nhờ Lã tướng và các vị khanh gia phò trợ nhiều hơn."
Nói như vậy, những người khác cũng chẳng còn lời gì nữa.
Lã Bất Vi lại nói, "Gần đây tệ phủ có một xá nhân là Trịnh Quốc đến từ nước Hàn, kẻ này tinh thông việc đào kênh, y đã đề nghị đào một con kênh lớn nối hai sông Kinh Thủy và Lạc Thủy, như vậy có thể khai khẩn được hàng trăm vạn mảnh ruộng tốt, chuyện này rất có lợi cho nước ta, mong thái hậu và bị quân phê chuẩn." Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://truyenfull.vn
Như thế có thể biết rằng Lã Bất Vi ngang ngược đến cỡ nào.
Ðào một con kênh dài hàng trăm dặm, phải mất mười năm mới có thể xong được. Chuyện này liên quan đến nhân lực, vật lực của cả nước Tần.
Mà chuyện này do Lã Bất Vi đứng ra làm, nếu được phê chuẩn, thì toàn bộ nhân lực tài sản của nước Tần do Lã Bất Vi điều động, đương nhiên cũng khiến cho quyền lực của y tăng lên.
Chuyện trọng đại như thế này phải nên đề ra lúc tảo triều, quần thần cùng nghiên cứu, thế mà trong tình huống này y lại nói ra, còn ba kẻ trọng thần là Thái Trạch, Vương Quan, Giả Công Thành đều lên tiếng ủng hộ y, rõ ràng đã có dự mưu trước.
Chu Cơ vui vẻ nói, "Chuyện Lã tướng cho rằng có lợi với đại Tần ta, tuyệt sẽ không sai đâu. Các vị khanh gia có cao kiến gì chăng?"
Bọn Thái Trạch lập tức phụ họa theo.
Từ Tiên lúc này vẫn chưa có cơ hội lên tiếng.
Chu Cơ đã tuyên bố, "Chuyện này hãy cứ giao cho Lã Tướng chủ trì, đặt ra kế hoạch thì hãy đưa cho vương nhi đọc qua, nếu không có vấn đề thì lập tức bắt tay vào làm ngay."
Chỉ mấy câu này quyền lực của Lã Bất Vi tăng lên gấp bội.
Lúc này Hạng Thiếu Long nghĩ đến Mạc Ngạo, đây là một diệu kế đoạt quyền, không cần đụng đến binh đao, chỉ có y mới nghĩ ra được điều này.
Một ngày không giết kẻ này, đừng hòng hạ được Lã Bất Vi. Mà Lã Bất Vi và Chu Cơ một xướng một hòa, đừng nói những bề tôi khác, cả tiểu Bàn cũng không có chỗ mà lên tiếng.
Chỉ có một cách để đả phá mối quan hệ này đó là dùng Lao ái.